Giới Thiệu 4445

Đôi dòng Lịch Sử

Dòng Tộc Cụ Tổ Khổng Văn Tình

LỜI MỞ ĐẦU

Nguyên quán của cụ cố KHỔNG VĂN ĐẠO là làng TRÀ LŨ, huyện Nam Trực, tình Nam Định (miền Bắc Việt Nam). Nơi đây, đất hẹp, người đông, cuộc mưu sinh vất và, khó khăn. Vào khoảng năm 1845, cụ cố tổ đã sớm lo toan cho tương lai lâu dài của con cháu, nên qưyết định di cư tới vùng đất mới là làng QUY HẬU, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và lập nghiệp tại đây.

Trải qua nhiều thế hệ, dòng tộc cụ KHỔNG VĂN TÌNH đến nay đã phát triển được 6 đời. Vì thế, các con cháu (theo trực hệ) thiết kế trang Web GIA PHẢ này ghi chép sự phát triển của dòng họ cụ PHERO KHỔNG VĂN TÌNH để lưu truyền cho con cháu về sau.

TIỂU SỬ CỤ TỔ KHỔNG VĂN TÌNH

Cụ tổ KHỔNG VĂN TÌNH sinh năm 1855, giữa thế kỷ 19, tại làng QUY HẬU, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. cụ sinh trong một gia đình đạo hạnh, liêm khiết, song thân sống bằng nghề nông.

Tới tuổi trưởng thành, năm 1875, cụ kết hôn với cụ bà TRẦN THỊ NHÀIcũng sinh năm 1855. Hai cụ sống rất đạo đức, hạnh phúc, thuận thảo với mọi người trong xóm làng. Hai cụ sinh được 10 người con – 7 trai, 3 gái và một dưỡng tử (con nuôi). Tất cả các con đều lập gia đình, mở ra một dòng họ đông đúc tốt lành.

Cụ tổ KHỔNG VĂN TÌNH là người rất sốt sắng tham gia các việc đạo đức, bác ái, xã hội, là người sở cậy, tin cẩn của các cha, các thầy trong các xứ đạo. Ngành con cháu có may mắn sống gần cụ vận hằng ghi nhớ và truyền tục nhiều việc lành cụ đã làm, những nhân đức cụ đã nêu.

TRÊN ĐƯỜNG MỠ MANG DÒNG HỌ: LỜI TẠ ƠN

Dòng tộc cụ tổ Khổng Văn Tình đã phát triển trên một thế kỷ, tới nay đã lưu truyền được 6 đời.

Từ năm 1845 đến năm 1954 dòng họ sinh sống tại làng QUY HẬU, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Năm 1954, vì hoàn cảnh đất nước, một số con cháu đã di cư vào Nam, phần lớn đinh cư tại Saigon, một số sinh sống tại các tỉnh Long Khánh, Kiên Giang, Vũng Tàu…

Từ năm 1975, lại có một số con cháu đi định cư tại nước ngoài.

Dù phải sống xa nơi quê cha đất tổ, người vào Nam, người ra ngoại quốc, dù thuộc hàng thế hệ sau, nhưng tất cả con cháu mang dòng họ Cụ tổ KHỔNG VĂN TÌNH vẫn hướng về tổ tiên, nguồn cội, thực hành tôn

chỉ Cụ Tổ:

“Sống làm tôi Chúa cho bền đỗ. Ăn ở hiền hòa, thuận thảo. Không gây xích mích, không giữ lòng oán thù. cư xử rộng rãi với mọi người. Chăn lo dạy dỗ con cháu biết thờ phụng Chúa, nhớ nguồn gốc tổ tiên.

Quan tâm đến mọi người trong dòng họ, khi vui, lúc buồn, khi thành đạt, lúc không may, thảy đều có nhau.”

Hình ảnh cụ tổ nhò đó mà sống động qua các con cháu. Trong công việc làm ăn sinh sống, trong các quan hệ với mọi người, dòng họ Cụ Tổ luôn ghi tâm khắc cốt gương sáng của bậc tổ phụ và không ngừng dâng lời TẠ ƠN CHÚA. Trong hơn một thế kỷ của dòng họ, Chúa đã chở che, chúc phúc và gìn giữ đòng họ Cụ tổ KHỔNG VĂN TÌNH. Cho đến nay, dòng họ đã cống hiến cho giáo hội:

Nữ tu Maria Magarita Khổng Thị Cậy (Tông ông Khổng Văn Thông) Đã mừng Ngọc Khánh Thánh Hiến vào năm

Linh mục Giuse Khổng Năng Bao (Tông ông Khổng Năng Văn)

Linh mục Giuse Khổng Đức Ý (Tông ông Khổng Năng Văn)

Khổng Thành Ngọc (Tông ông Khổng Năng Văn) Phó tổng biên tập trang

Web Hội đồng Giám mục Việt Nam http://v3.hdgmvietnam.org,

Gioan Thiên Chúa Khổng Đức Nhuận (Tông ông Khổng Văn Ninh)  Webmaster trang nhà http://tamlinhvaodoi.net

Ngoài ra còn phụ trách Báo Điện tử: Lời Chúa Hàng Tuần, Cánh Thiệp Tâm Tình, …Vị nào muốn nhận Lời Chúa hàng tuần và các file PowerPoint Lời Chúa xin liên lac với tamlinhvaodoi@gmail.com hay khongnhuan@gmail.com

Dòng họ cũng rất lưu tâm việc khuyến khích con cháu dâng mình cho Chúa trong ơn kêu gọi linh mục, tu sĩ. Ngoài ra, trong bậc sống gia đình, nhiều con cháu đã sống trung thành Bí tích Hôn nhân một cách gương mẫu. lưu tiếng tốt cho nhiều người.

Sống giữa đời. làm nhiều ngành nghề khác nhau, con cháu Cụ tổ KHỔNG VĂN TÌNH nêu cao đức tính trung thực, cần mẫn, ham học hỏi, luôn an vui và phó thác.

Khi nhìn lại hơn một thế kỷ từ đời Cụ tổ KHỔNG VĂN TÌNH, con cháu tự thấy phải ghi lại gia phả để lưu truyền cho cac thế hệ sau. Vì đây là mlần đâu tiên thực hiện một công trình lớn lao, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót bất cập. Nhưng khi được tất cả các tông chi công tác rất nhiệt tâm, nhóm biên soạn cảm thấy được khích lệ và an ủi. Và như thế những thiếu sót chắc cũng sẽ được lượng thứ.

NHỮNG NGÀY GHI NHỚ

  1. Phần mộ cụ Phêrô KHỔNG VĂN TÌNH

    và cụ bà Maria TRẦN THỊ NHÀI được lưu tại nghĩa trang Quy hậu, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

  2. Ngày giỗ tổ hàng năm: 24 tháng Chạp

  3. Ngày tưởng nhớ và Cầu nguyện cho tổ tiên, con cháu và chắt đã qua đời: Mùng 2 tháng 11 (dương lịch) tức là Lễ

    Các Linh Hồn.

  4. Họp mặt truyền thống Khổng Tộc để Tạ ơn Chúa, tạo tình thương gia tộc gắn bó hơn. Ngày mùng 4 tết tại Nhà hưu Phát diệm, đường Lê Đức Thọ.

NHÓM BIÊN SOẠN

Các cháu: Khổng Văn Hạ, Khổng Đức Phú, Khổng Văn Vĩnh

Các chắt: Khổng Văn Cuông, Khổng Thành Ngọc

Chút: Khổng Thanh Thảo

NHÓM KỸ THUẬT

Trình bày, in ấn Cuốn Gia Phả: Chắt Khổng Trọng Cường

Trang Web Gia Phả: Chắt: Khổng Đức Nhuận

Chút: Khổng Minh Nguyên ( con của Khổng Đức Nhuận)

Hình ảnh Kỳ niệm


Thuở thiếu thời, cụ học chữ Nho và tỏ ra tư chất thông minh, hiếu học. Cụ học giỏi có tiếng.


Dòng dõi họ Khổng được phát sinh do cụ tổ KHỔNG VĂN ĐẠO  vào cuối thế kỷ 18. Cụ cố tổ sinh cụ cố Khổng Đức Chung. Cụ cố Khổng Đức Chung sinh hai người con là Cụ Khổng Văn Tình và cụ Khổng Văn Ngãi.

Bình luận về bài viết này